Trong những năm gần đây, phong cách Đông Dương đã trở thành một xu hướng kiến trúc đậm chất Đông Dương xưa cũ. Lối kiến trúc này mang đến cho các gia chủ một không gian đầy sự hoài niệm, thân quen xưa cũ, mang đậm bản sắc dân tộc và pha lẫn một xíu hiện đại. Vậy phong cách Indochine là gì? nguồn gốc phong cách Indochine hình thành do đâu và đặc điểm kiến tạo nên phong cách đông dương Indochine cần những gì? Cùng Aloyeal Cons xem qua bài viết dưới đây để có đáp án cho những vấn đề trên nhé!

Phong cách Đông Dương (Indochine) là gì?

Phong cách Đông Dương (Indochine) là một phong cách nội thất và kiến trúc có xu hướng sử dụng các yếu tố thiết kế từ các nền văn hóa ở khu vực Đông Dương (Indochina). Khu vực này bao gồm các quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và các vùng lãnh thổ xung quanh. Nhà kiến trúc sư Ernest Hébrard là người đã đặt nền móng cho phong cách thiết kế Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam. Phong cách kiến trúc Đông Dương. Với những ý tưởng độc đáo và sáng tạo, ông đã tạo nên những công trình mang dấu ấn vàng son trong lịch sử kiến trúc Việt Nam.

Phong cách Đông Dương (Indochine) - Bản giao hưởng Tây - Ta đầy màu sắc

Phong cách Đông Dương đã ảnh hưởng lớn đến kiến trúc và nội thất ở khu vực Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Và hiện nay vẫn là một phong cách được ưa chuộng trong thiết kế nội thất và kiến trúc. 

Nguồn gốc hình thành của phong cách Indochine

Phong cách Indochine là một phong cách kiến trúc và nội thất kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc và nội thất phương Tây và phương Đông. Phong cách này phát triển qua 3 giai đoạn trong thời kỳ Pháp thuộc ở Đông Dương (1887-1954).

Giai đoạn 1: 1887-1918

Giai đoạn đầu tiên của phong cách Indochine được phát triển từ năm 1887 đến 1918. Trong giai đoạn này, người Pháp tìm cách xây dựng các công trình phù hợp với khí hậu và địa hình của miền Đông Dương. Kiến trúc phong cách Đông Dương Indochine ở giai đoạn này có nhiều đặc trưng phương Tây, bao gồm sử dụng vật liệu như bê tông, sắt và kính. Tuy nhiên, nó cũng lấy cảm hứng từ các yếu tố văn hóa và truyền thống của phương Đông, chẳng hạn như sử dụng màu sắc và họa tiết địa phương để trang trí.

Nguồn gốc hình thành của phong cách Indochine

Giai đoạn 2: 1919-1930

Giai đoạn thứ hai của phong cách Indochine bắt đầu từ năm 1919 và kéo dài đến năm 1930. Trong giai đoạn này, phong cách Indochine bắt đầu có những thay đổi đáng kể. Kiến trúc và nội thất phong cách này được phát triển độc lập hơn với các yếu tố văn hóa phương Đông, chẳng hạn như sử dụng gỗ, đá, ngói và mảnh đất nung, cùng với việc áp dụng các yếu tố phong thủy. Ngoài ra, phong cách này còn xuất hiện những đặc trưng kiến trúc phương Tây như những cửa sổ lớn và các khu vực tiếp khách rộng rãi.

Giai đoạn 3: 1931-1954

Giai đoạn cuối cùng của phong cách Indochine bắt đầu từ năm 1931 đến khi Việt Nam giành độc lập vào năm 1954. Trong giai đoạn này, phong cách Indochine được phát triển theo hướng hiện đại hơn với sự kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc và nội thất phương Tây và phương Đông. Bắt đầu sử dụng bê tông, cốt thép nhiều hơn trong thi công và xây dựng. Tuy nhiên với những hình khối vuông vức, trang trí đơn giản đậm chất đông dương vẫn được giữ nguyên.

Những điểm nổi bật của phong cách Indochine

Các đặc trưng của phong cách Đông Dương bao gồm các yếu tố như sự tinh tế, đa dạng và phong phú về họa tiết, đồng thời sử dụng các màu sắc như màu đỏ, vàng, xanh dương và xanh lá để tạo ra sự phối hợp màu sắc cân bằng và tinh tế.

Màu sắc nội thất phong cách đông dương

Màu sắc trong kiến trúc phong cách Indochine thường được lấy cảm hứng từ màu sắc tự nhiên và văn hóa truyền thống. Từ đó mang đến cảm giác bình yên, tạo không gian thông thoáng phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.Các gam màu phổ biến trong thiết kế nội thất phong cách đông dương bao gồm:

  • Màu nâu đất: Màu nâu đất được sử dụng nhiều trong phong cách Indochine, thể hiện sự ấm cúng và mộc mạc.
  • Màu trắng: Màu trắng là gam màu phổ biến trong phong cách Indochine, tạo nên sự tinh tế và thanh lịch.
  • Màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây thường được sử dụng để tô điểm cho những công trình có không gian ngoài trời, mang lại sự mát mẻ và tươi mới.
  • Màu vàng nhạt, vàng kem: Màu vàng được sử dụng để tạo điểm nhấn, thể hiện sự quý phái và trang trọng.

Màu sắc nội thất phong cách đông dương

  • Màu đỏ sẫm : Màu đỏ sẫm thường được sử dụng để tô điểm cho các chi tiết trang trí như hoa văn, chấm điểm trên các tấm vách hay các đồ trang trí khác, tạo nên sự nổi bật và đặc biệt.

Tổng thể, các gam màu trong kiến trúc phong cách Indochine thường là các màu sắc tự nhiên, tạo nên sự ấm áp, gần gũi và trang nhã.

Đây là những màu ấm mang đến những giá trị đầy đặc biệt của khí hậu nhiệt đới giúp cho không gian trở nên hút mắt hơn. Ngoài ra, những màu sắc này góp phần mô phỏng sự quyền quý, vương giả, quyền lực của cung đình vua chúa trước đây.

Họa tiết trong phong cách thiết kế indochine

  • Họa tiết hình chữ nhật: Được sử dụng và trang trí trong các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ thường được dùng để làm tranh treo tường. Các đường nét đơn giản, được chồng lớp, đan xen mang đến nét kiến trúc độc đáo. 
  • Họa tiết Kỷ Hà: Là các họa tiết hình vuông, tam giác và tròn, mắc lưới hình thoi, nền tảng tạo ra hình kim cương, bán nguyệt. Trong phong cách thiết kế Indochine, họa tiết Kỷ Hà cũng được sử dụng để tạo nên sự độc đáo và truyền thống trong trang trí nội thất 

Họa tiết trong phong cách thiết kế indochine

  • Họa tiết tĩnh vật: Họa tiết tĩnh vật trong phong cách Đông Dương bao gồm bát cửu và trái châu. Trong đó, bộ bát bửu bao gồm bao gồm quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,… Còn trái châu là hình ảnh hai con rồng với đường nét cách điệu ở đầu góc mái chùa hay đền thờ.  
  • Họa tiết hình thú: Để tạo ra sự tôn nghiêm và quyền lực cho căn nhà trong phong cách kiến trúc Đông Dương, họa tiết hình thú thường được sử dụng. Trong số các họa tiết này, “Tứ Linh” – Long Lân Quy Phụng là một biểu tượng quen thuộc trong bản sắc văn hóa người Châu Á. Tứ Linh bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng và mang ý nghĩa về tôn giáo và sự tốt đẹp. Bên cạnh đó, một số con vật khác như hổ, rắn, voi, cá chép cũng được sử dụng để tượng trưng cho các ý nghĩa này. Họa tiết hình thú được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sự độc đáo và phong cách cho kiến trúc Đông Dương.
  • Các chi tiết tượng trưng cho thiên nhiên như hoa lá, dây lá, quả: Các biểu tượng quốc hoa trong 4 mùa tùng, cúc, trúc, mai thường được sử dụng để trang trí nội thất trong phong cách Indochine. Những họa tiết này thường xuất hiện trên tường, trần nhà và tranh treo tường, mang lại sự tươi mát, thân thiện và tự nhiên cho không gian nội thất. Sự kết hợp giữa các loại hoa này với các màu sắc ấm áp, nhẹ nhàng tạo ra một không gian trang nhã, thanh lịch và gần gũi. Các biểu tượng quốc hoa cũng thể hiện sự kính trọng và tự hào với văn hóa, truyền thống của đất nước, góp phần tạo nên sự độc đáo cho phong cách nội thất Indochine.

Chất liệu được sử dụng trong phong cách nội thất Đông Dương

Phong cách Đông Dương là phong cách được khai hóa dựa trên sự dung hòa giữa kiến trúc Tân cổ điển châu Âu và đặc điểm vùng miền các nước Đông Dương. Do đó, chất liệu được sử dụng trong phong cách nội thất Đông Dương chủ yếu là các nguồn có sẵn tại địa phương. Nội thất Đông Dương ưa chuộng sử dụng chất liệu bản địa như gỗ, tre, nứa, mây đan.

Chất liệu được sử dụng trong phong cách nội thất Đông Dương
Chất liệu được sử dụng trong phong cách nội thất Đông Dương

Bộ sưu tập các món đồ nội thất chính như bộ sofa, bàn ghế ăn, giường ngủ ngoài sử dụng chất liệu gỗ chủ đạo, nó còn được kết hợp thêm các vật liệu khác như vải bọc, viền kim loại, mặt đá… Ngoài ra, đặc điểm độc đáo của phong cách Đông Dương đan xen nội thất khung gỗ và vách bằng mây đan tạo hình nghệ thuật đặc sắc cho không gian sống.

Về đồ nội thất, các đồ nội thất, đồ trang trí

Về đồ nội thất, các đồ nội thất, đồ trang trí trong phong cách nội thất Indochine phải kể đến như: Phù điêu, tượng truyền thống, ví dụ như: tượng Phật, tứ linh, hoa sen, hoa cúc, cây bồ đề…Sập gụ, phản gỗ, bình phong. Mỗi một biểu tượng có những ý nghĩa nhất định, thể hiện cái “Tôi” riêng của chủ nhân, gửi gắm quan niệm nào đó của gia chủ với cuộc sống. Hơn hết đó lại là những giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát triển.

Phong cách Indochine là gì?
Phong cách Indochine là gì?

Hiện nay, không ít chủ đầu tư đã đang tìm hiểu về phong cách Đông Dương để ứng dụng tròn thiết kế kiến trúc cũng như nội thất. Trên thực tế để ra các công trình kiến trúc mang phong cách Indochine hoàn hảo, cần phải tìm đến một công ty thiết kế chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, có đội ngũ Kiến trúc sư và chuyên viên thiết kế chuyên nghiệp. Những chuyên gia này sẽ kết hợp các ý tưởng của khách hàng để tạo ra một bản vẽ hoàn hảo và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Sau đó, đội ngũ sản xuất và thi công chuyên nghiệp sẽ thực hiện các công việc theo bản vẽ để tạo ra một công trình giống như đã được thiết kế.

Aloyeal Cons chúng tôi hiện tại là đơn vị thiết kế và thi công biệt thự phong cách Indochine uy tín, chất lượng tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. Chương trình khuyến mãi hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thiết kế tại Aloyeal Cons đang được triển khai, khi quý khách hàng sử dụng gói dịch vụ thiết kế thi công trọn gói biệt thự, nhà phố. Khách hàng có thể liên hệ với Aloyeal Cons qua các cổng thông tin để được tư vấn và áp dụng chương trình khuyến mãi mới nhất trong tháng.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ALOYEAL
  • Địa chỉ: 152/2/24 Nguyễn Văn Khối (Khu Biệt Thự Làng Hoa), P.9, Q. Gò Vấp, TPHCM
  • Hotline: 0987 33 44 65
  • Email: aloyeal.cons@gmail.com
  • Website: aloyeal.vn

Trả lời

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo