Những lưu ý quan trọng khi thiết kế – Thi công nhà vệ sinh

Việc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật và đầy đủ công năng, tiện ích là điều cần thiết. Hôm nay, Aloyeal Cons xin chia sẻ cùng quý vị và các bạn những nguyên tắc Thiết kế – Thi công nhà vệ sinh chuẩn nhất.

Thông thường khi thiết kế nhà ở, thì nhiều gia chủ thường chỉ quan tâm đến các không gian như phòng khách, phòng ngủ mà quên mất nhà vệ sinh cũng là không gian cần được quan tâm khi xây dựng.

1.Lựa chọn vị trí và hướng đặt nhà vệ sinh:

Về mặt phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, vì vậy tránh đặt ở vị trí chính giữa và thường được đặt ở góc khuất của ngôi nhà. Với những mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra hay các góc cạnh, để tạo sự vuông vức, cân bằng cho ngôi nhà.

  1. Thông số kỹ thuật kích thước nhà vệ sinh:

*   Nhà vệ sinh nhỏ: Sẽ có diện tích khoảng 2,5 đến 3 mét vuông. Với diện tích này bạn không    nên sử dụng quá nhiều thiết bị sinh mà chỉ nên chọn các sản phẩm tối cấn thiết như bồn cầu, chậu rửa treo tường và sen tắm.

*   Nhà vệ sinh vừa: Kích thước trong khoảng 4 đến 6 mét vuông. Với diện tích này bạn có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ hay thiết kế sử dụng chậu rửa đặt bàn thay vì lavabo treo tường.

*   Nhà vệ lớn sẽ có diện tích từ 10m2 trở lên. Với diện tích nhà vệ sinh rộng như vậy bạn có thể thoải mái bố trí thiết bị vệ sinh hiện đại phục vụ cho nhu cầu của gia đình như: như bồn cầu điện tử, bồn tắm hoặc vách ngăn khu vực tắm, tủ kệ để đồ, thậm chí bạn có thể trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh hay bố trí khoảng không cho tủ đựng quần áo như một số xu hướng thiết kế nhà tắm mới hiện nay.

  1. Bố trí khu công năng trong nhà vệ sinh

*   Nhà vệ sinh thông thường được phân thành 3 khu chức năng cơ bản đó là rửa, vệ sinh và tắm, việc bố trí này là khu vực nào mong muốn sử dụng nhiều hơn thì để nhiều không gian hơn.

  1. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước cho nhà vệ sinh

*   Để đảm bảo tiêu chí chống thấm nước thị tường và sàn nhà vệ sinh cần phải được quét chống thấm bằng dung dịch chuyên dụng 2 lớp ( trước khi lát nền) , các lỗ ống thoát, ống cấp cần phải fill bằng Sikagrout, và đặc biệt cần tạo độ dốc mặt sàn dao động từ 3% đến 5% về hướng miệng cống thoát…

  1. Bố trí các thiết bị vệ sinh theo tiêu chuẩn kỹ thuật

* Do mỗi diện tích phòng tắm khác nhau mà thiết bị vệ sinh cũng được lựa chọn và có vị trí sắp xếp riêng biệt. Tuy nhiên dù đặt như nào cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Khoảng cách từ tâm chậu rửa đến tường là 38 cm.
  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến tâm chậu rửa và đến tâm vòi sen tắm là 76 cm
  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến thành bồn tắm hoặc tường là 38 cm
  • Khoảng cách từ vị trí đặt bồn cầu đến khoảng không phía trước ít nhất là 53 cm
  • Vị trí đặt vòi sen cho ít nhất phải có khoảng không gian 91,5 x 91,5 cm và cửa luôn mở ra ngoài

* Đây đều là khoảng cách không gian tối thiểu giữa các vật dụng để đảm bảo công năng sử dụng. Tất cả các thước đo trên đều được tính ở vị trí tâm của mỗi vật dụng. Bên cạnh đó việc bố trí nguồn điện đúng vị trí và tiêu chuẩn cũng giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình:

  • Khoảng cách giữa các ổ cắm và nguồn nước là 15,2 cm
  • Khoảng cách từ ổ cắm điện đến chậu rửa ít nhất 91,5 cm, được tính từ cạnh của chậu nếu có khoảng trống hoặc từ mép nếu có bệ chân
  • Đèn treo nên cách tường ít nhất 91,5 cm và đặt cao trên bồn cầu 2,5 m
  • Mỗi phòng tắm phải có ít nhất 1 công tắc đèn trên tường ngay từ cửa vào

Trả lời

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo