Sika là gì? phân loại Sika chống thấm trên thị trường? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào đúng cách? là các thắc mắc mà người dùng đặt ra khi tìm hiểu về Sika. Hôm nay hãy cùng Aloyeal Cons tìm hiểu về khái niệm, phân loại và quy trình chống thấm sàn mái bằng Sika

trong bài viết dưới đây nhé!

Sika là gì?

Sika là gì? Sika là một vật liệu chống thấm đáng tin cậy và bền bỉ, được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng khác nhau, bao gồm sàn, mái, bể nước ngầm và đặc biệt là trong việc chống thấm hồ bơi. Sản phẩm Sika được sản xuất bởi công ty trực thuộc tập đoàn Sika AG của Thụy Sỹ.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại sản phẩm Sika được sử dụng cho các mục đích khác nhau:

  • Hóa chất chống thấm Sika: là một trong những sản phẩm đơn giản nhất để sử dụng, chỉ cần quét trực tiếp lên bề mặt để tạo lớp bảo vệ chắc chắn và ngăn chặn nước thấm qua mặt sàn. 
  • Màng chống thấm Sika: bao gồm màng khò nóng và màng tự dính, có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm và chi phí phù hợp với các công trình xây dựng. 
  • Băng cản nước Sika: được làm từ nhựa PVC nguyên sinh cao cấp, có tuổi thọ bền và chống thấm tốt, thích hợp để sử dụng trong các công trình chứa nước lớn như hồ thủy điện, hồ thủy lợi, bể bơi kinh doanh và bể bơi vô cực.

Sika là gì?

Tác dụng của sika là gì?

  • Chống thấm bể bơi, tăng độ bền bỉ và độ bền vững của công trình trong thời gian dài sử dụng, tránh rò rỉ nước hiệu quả.
  • Chống thấm tường, tạo độ kết dính hoàn hảo, chịu áp lực ở cường độ cao, tránh tình trạng nước xâm nhập gây nứt vỡ vữa, đảm bảo tuổi thọ sử dụng của công trình.
  • Chống thấm mái tuyệt đối, không lo bị nước xâm nhập vào tường nhà, ảnh hưởng tới kết cấu công trình.
  • Liên kết bê tông, chống thấm, không bị mài mòn, không lo bị phá vỡ kết cấu bê tông, giúp tăng tuổi thọ của bê tông
  • Xử lý các vết nứt tường, bê tông, tạo khả năng kết dính bề mặt bê tông tốt,  tránh tình trạng nước xâm nhập và nứt vỡ vữa, tăng cường tính đàn hồi.
  • Xử lý mạch ngừng bê tông nhanh chóng,và kết dính giữa các khối bê tông cũng giúp tăng độ kín khít của công trình và đảm bảo tính đàn hồi của vật liệu.

Ưu điểm của sika so với các vật liệu chống thấm khác

So với các vật liệu chống thấm khác thì Sika là lựa chọn hoàn hảo trong nhiều công trình khác nhau, bởi những công năng vượt trội như sau:

  • 100% độ kết dính tốt, bền vững theo thời gian.
  • Tăng tính đàn hồi, chống thấm tuyệt đối.
  • Kéo dài tuổi thọ sử dụng công trình, độ bền bỉ cao.
  • Khả năng co giãn siêu tốt, chịu áp lực cường độ lớn, chống lại việc hình thành các vết nứt.
  • Không bị ăn mòn, không lo ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
  • Thân thiện môi trường, không độc hại.
  • Giá thành hợp lý.

ung dung cua sika chong tham

Các loại Sika chống thấm phổ biến hiện nay

Sika Latex

Sika Latex là sản phẩm cao cấp giúp tăng độ kết dính cho vữa xi măng và đồng thời có khả năng chống thấm. Nó có thể được trộn cùng với nhiều loại vữa khác nhau như vữa hồ dầu, vữa dặm vá mỏng, vữa trả chống thấm, vữa cán sàn, vữa sửa chữa bê tông, vữa dán gạch, vữa xây, và nhiều loại vữa khác.

Sika Latex
Sika Latex

Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm gốc Bitum Polyme cải tiến gốc nước, được thi công nguội để chống thấm tường, sàn mái, ban công, tầng hầm, và kết cấu trong lòng đất.

Sikaproof Membrane

Sika Top Seal 107

Sika Top Seal 107 là vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần, được sử dụng chống thấm bên trong và bên ngoài nhà, tầng hầm, sân thượng, cầu, bể nước uống,… Nó có khả năng bảo vệ chống sương giá và tác nhân khử băng.

Sika Top Seal 107
Sika Top Seal 107

Sika Multiseal

Sika Multiseal là loại băng keo tự dính gốc bitum cải tiến bởi gốc cao su, có một mặt được thủ lớp phôi nhôm. Sản phẩm này chuyên dùng để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và chống lại sự rò rỉ bên trong và bên ngoài trong các công trình dân dụng.

Sika Bituseal

Dạng tấm mỏng chống thấm theo phương pháp khò nóng và có thể uốn dẻo được ở 0 độC. Chuyên áp dụng trong các công trình chống thấm mặt ngoài của tường tầng hầm, tường chắn, sàn, mái bằng dưới lớp gạch, ban công và nhiều ứng dụng khác.

Sikalastic 450

Sikalastic 450 là loại vật liệu chống thấm lỏng một thành phần, có chức năng tạo màng phủ không thấy vết nối cho mái che và các kết cấu bê tông. Nó được sử dụng trong các công trình ẩm ướt, sàn sân thượng, ban công có lớp bảo vệ và các ứng dụng khác.

Sikalastic 450

Sika Lite

Sika Lite là loại chất phụ gia để trộn vào vữa xây, giúp giảm sự hút nước và tăng tính chống thấm cho lớp vữa xây. Sản phẩm này chuyên dùng để sử dụng cho tường mới xây hoặc tường nhà cũ.

Quy trình chống thấm sàn mái bằng Sika

Nhằm mang đến công trình hồ bơi chất lượng, độ bền bỉ cao, thì các bạn nên thực hiện theo các bước sử dụng sika chống thấm bể bơi chi tiết, chuẩn xác dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị

Nguyên vật liệu:

  • Vật liệu chống thấm sika
  • Xi măng, cát
  • Dụng cụ: bay, đục, bàn chải sắt,….

Bề mặt thi công:

  • Làm sạch sẽ các kết cấu xi măng yếu, vụn dư thừa. Xử lý bề mặt sao cho thật bằng phẳng.
  • Đảm bảo bề mặt trước khi chống thấm khô ráo, mịn.
  • Đối với các đường nứt yêu cầu đục mở miệng 1 – 2cm và sâu 2cm, thực hiện vệ sinh, làm sạch các mảnh vụn sót lại.

Bước 2: Tiến hành thi công

Thi công Sika chống thấm cho bể bơi cần nhiều lớp kết nối với nhau:

  • Lớp kết nối thứ nhất: Sika trộn với nước và xi măng để làm chất kết nối. Tỷ lệ trộn Sika Latex / nước / xi măng với tỷ lệ 1:1:4 theo khối lượng, cho xi măng vào sau cùng. Dựa vào đặc điểm, cấu trúc của từng bể bơi để thay đổi, có thể sử dụng 3.5-5kg xi măng cho 1 lít nước sika.
  • Lớp thứ hai sử dụng hồ dầu, thi công dày từ 1mm đến 2mm
  • Lớp kết nối thứ ba và các lớp tiếp theo được thi công theo tỷ lệ Sika Latex / Nước sạch : 1/3 theo thể tích, Xi măng / Cát : 1/3 theo khối lượng. Tỷ lệ có thể thay đổi tùy theo từng công trình. Lưu ý nếu lớp Sika latex dày từ 5~20mm thì nên dùng cát hạt mịn, dày từ 20~30mm nên sử dụng cát khô.

Các lớp sika cần thi công khi lớp trước còn đang ướt để đảm bảo độ kết nối cao nhất. Lớp sika thi công sau cần được bảo dưỡng qua đêm, thường là một ngày.

Lưu ý khi thi công Sika

  • Không bao giờ dùng hỗn hợp Sika với nước làm chất kết nối mà không thêm xi măng.
  • Nếu thời tiết ấm hoặc gió cần phải tiến hành các biện pháp bảo dưỡng thông thường để tránh vữa bị khô quá sớm.
  • Luôn luôn bão hòa bề mặt hút nước nhưng không để đọng nước
  • Nếu thi công nhiều lớp thì phải thi công lớp trước nó còn ướt
  • Trong trường hợp sử dụng cho kết cấu luôn luôn ướt (bể nước, hồ bơi…) phải để lớp vữa Latex khô 1 tuần trước khi đưa kết cấu vào sử dụng hoặc cho kết cấu ngập trong nước vĩnh viễn.
  • Vệ sinh: Làm sạch tất cả dụng cụ, thiết bị bằng nước sạch ngay sau khi thi công.

Trên đây là các giải thích Sika là gì? cũng như các loại Sika chống thấm phổ biến hiện nay cho các hạng mục công trình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!

Trả lời

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo